Thuỵ Sĩ không chỉ quyến rũ du khách bằng những cảnh đẹp hấp dẫn mà còn quyến rũ số lượng lớn du khách đến với mình bằng các lễ hội đặc sắc tại các địa phương.
Lễ hội khinh khí cầu là một trong những lễ hội có tuổi thọ lâu đời tại Thụy Sĩ. Hằng năm, cứ vào cuối tháng 1 người dân Thụy Sĩ lại tưng bừng đón tuần lễ Khí cầu quốc tế ở Chateau-D’Oex.
Trong tuần lễ hội khinh khí cầu này, tập hợp tất cả khinh khí cầu ở các quốc gia trong khu vực tham dự với nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau vô cùng rực rỡ. Những chiếc khinh khí cầu này được thả bay trên bầu trời tạo nên một khoảnh khắc ấn tượng khó lòng lơ đãng ngay cả khi đang thưởng thức. Du lịch Thụy Sĩ vào đúng dịp lễ hội Khinh khí cầu bạn nhất định phải dành ít thời gian để tham gia lễ hội, bạn sẽ có cái nhìn hoàn toàn khác về tinh thần lễ hội và con người nơi đây.
2/ Lễ hội Fasnacht
Lễ hội Fasnacht được bắt đầu từ 4h sáng và kéo dài trong 4 ngày của tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm. Đối với người dân ở Basel, đây là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm của họ. Trong suốt những ngày diễn ra lễ hội, đi đâu trên các đường phố cũng thấy các bộ trang phục nhiều màu sắc, những chiếc mặt nạ mang nhiều hình thù đa dạng, phong phú, và những tiếng sáo, tiếng trống, tiếng kèn đồng vang lên không dứt.
Phần tuần hành của lễ hội được diễn ra vào 13h30 cùng ngày với sự tham gia của hơn 10.000 người mặc những bộ đồ có chủ ý phản ánh một sự việc nào đó, đeo mặt nạ gỗ và đi bộ bằng những đôi giày được làm từ gỗ. Họ cũng sẽ tung giấy, hoa mimosa vàng, bánh kẹo để xua đuổi tà ma, xui xẻo và mong muốn nhận được nhiều may mắn trong năm.
Buổi tối là khoảng thời gian để các đoàn bắt đầu biểu diễn những tiết mục ấn tượng. Và người dân khi ấy sẽ nhảy theo điệu nhạc và chúc mừng nhau bằng những ly bia.
Ngày lễ Escalade là một trong những ngày lễ lớn trong năm ở Thụy Sĩ. Ngày lễ Escalade của người Geneva hằng năm được xem như là một ngày tưởng nhớ chiến thắng của đất nước họ trước đội quân vùng Savoie (Pháp) âm mưu đánh chiếm Geneva đêm 11 rạng sáng ngày 12/12/1602. Đây có lẽ là chiến thắng đáng nhớ nhất trong lịch sử chiến tranh hiếm hoi của họ. Chính vì vậy, ngày lễ này là một trong những ngày lễ đặc biệt, được tổ chức khá hoành tráng ở Thụy Sĩ.
Trong ngày lễ này, trẻ em thường được hóa trang đi diễu hành khắp các đường phố miệng hát vang bài quốc ca truyền thống bằng tiếng thổ ngữ của vùng Geneva kể về những diễn biến trong chiến thắng lịch sử vào năm 1602.
Một trong những phần đáng mong chờ nhất của ngày lễ Escalade phải kể đến đó chính là lễ rước đuốc hoành tráng diễn ra vào tối ngày 11/12 với sự tham gia của hơn 1000 người tất cả đều mang trang phục thời trung cổ với 60 con tuấn mã diễu hành qua các tuyến phố cổ kính nhất của thành phố và kết thúc tại sân nhà thờ Thánh Pierre trước một đống lửa lớn.
Hình ảnh này như tái hiện lại khoảnh khắc lịch lịch sử đáng nhớ nhất của người Geneva. Diễn ra vào mùa đông song không khí tưng bừng rộn ràng của mùa lễ hội như xua tan đi sự lạnh lẽo. Du khách tham gia lễ hội có thể thưởng thức một cốc rượu vang nóng, thơm lừng, uống vào lâng lâng hòa mình vào không khí lễ hội đông đúc, náo nhiệt.
Lễ hội đấu bò được tổ chức nhằm mục đích vui chơi giải trí cho người dân ở bang Valais sau thời gian lao động mệt mỏi và hiện nay lễ hội đấu bò không chỉ phục vụ cho người dân trong bang mà nó còn là một trong những hình thức giải trí thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham gia. Mỗi năm người nông dân ở bang Valais (Thụy Sĩ) sẽ mang một giống bò địa phương có tên là Heren tham gia vào lễ hội đấu bò để tìm ra những “chiến binh” thực thụ trong những con bò.
Khác với đấu bò tót ở Tây Ban Nha, giống bò cái Heren thường rất hung hăng nên những trận đấu bò ở đây thường diễn ra rất ác liệt với những màn đấu đá mãn nhãn không thể rời mắt. Sở hữu đôi sừng khỏe và thẳng tắp, bò cái Heren xứng đáng là “chiến binh” của những con bò ở Thụy Sĩ. Theo quy định thì mỗi trận đấu thường diễn ra trong vòng 40 phút song có thể ngắn hơn hoặc dài hơn phụ thuộc vào thời gian những con bò chọi nhau.
Từ những năm đầu của thế kỷ 19, kèn Alphorn không còn được sử dụng phổ biến nữa. Chính vì vậy, lễ hội kèn Alphorn được tổ chức hằng năm tại ngọn núi Tracouet trong vòng 3 ngày nhằm lưu giữ và bảo tồn loại nhạc cụ truyền thống của Thụy Sĩ. Lễ hội thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến thưởng thức.
Những người tham dự tiệc sẽ dùng những chiếc kèn Alphorn được làm từ gỗ, dài khoảng 4m dùng hơi để tác động thổi nên những điệu nhạc du dương dưới sự hướng dẫn của những người nhạc trưởng. Lễ hội kèn Alphorn là dịp để những người yêu âm nhạc có cơ hội giao lưu và phát huy những giá trị truyền thống, văn hóa Thụy Sĩ.
DOWNLOAD
BẢNG GIÁ
VÀ NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MỚI NHẤT
* Hệ thống sẽ tự động gửi bảng giá & CSBH chi tiết qua Zalo & Email của quý khách sau 2 phút. Vui lòng kiểm tra chính xác thông tin trước khi gửi!
[contact-form-7 404 "Not Found"]